PHÉP TRÙ ẾM CỦA LỤC ỂM
Trở ngại lớn của phe Xiển giáo không phải là 10 trận « Thập tuyệt, mà là Triệu Công Minh.
Đã đành 10 trận Thập tuyệt là nơi tập trung những phép mầu nhiệm kinh hồn của phe Triệt giáo giết người dễ đàng, nhưng các vị Thần Tiên cao đức hãy còn có thể phá được, nhứt là khi bên Xiển giáo đã có Lục Yểm.
Nhưng một mình Triệu Công Mình đủ hơn cả 10 trận đó.
Vì lẽ Công Mình là một tay cừ khôi của Triệt giáo, từng tu luyện quá lâu năm, thành Tiên từ đời Thiên Hoàng, được phép trường sanh bất tử, có uy tín lớn trong các đồng Đạo, nếu y sống mãi thì sứ mạng giúp nhà Châu của Khương Thượng không thể nào thành tựu, vì y có thể đi khắp các động để viện người hay và mượn phép báu về đánh mãi.
Triệu Công Minh lợi dụng nhiều phép báu như Định-Hải châu (xâu chuỗi 24 hột), giấy Phược Long (trói rồng), đánh bại nhiều vị Thần Tiên bên Xiển giáo.
Huỳnh Long chơn nhơn bị giây Phược-Long trói. Xích tinh Tử bị Định-Hải Châu đánh nhào.
Bên binh nhà Châu đang bối rối chưa biết tính cách gì để đối phó với Triệu Công Minh thì có Lục Yểm đến.
Lục Yểm là bực thế nào ?
Đây tác giả truyện Phong Thần cho Lục Yểm ngâm bài thơ này :
"Luyện nên phép nhiệm xiết chi linh.
Chẳng phải thần tiên, chẳng phải tinh, Không đền Ngọc-Hư cầu đạo thuật,
Chẳng theo Lão-Tử học trường sinh
Hạc, nai, rồng, cọp, hằng nưng gót.
Thơ, rượu, đờn, cờ, cũng phỉ tình.
Ngươi chưa tỏ tường không lẻ dầu,
Ta nay tìm đền hại Công-Minh".
Triệu-công-Minh nghe ra nổi đóa, quăng phép Kim-giao-tiễn lên, Lục-Yểm hóa cái mống dài bay mất.
Ấy là Lục Yểm muốn dọ xem tình hình Triệu Công Minh thể nào đề tìm cách tiêu diệt y.
Tiêu diệt bằng cách gì?
Bằng cách trù ếm. Lục Yểm làm con bù nhìn bằng rơm, niệm chơn ngôn vẽ bùa và dùng 7 mũi tên linh, bắn vào nó.
Yểm là ếm, cũng có nghĩa là trấn áp.
Lục là sáu. Trấn ểm sáu căn của Đạo sĩ Triệu Công Minh vậy.
Sáu căn là nhãn căn, nhĩ căn, thiệt căn, tỷ căn, thân căn và ý căn.
Con người sở dĩ thành con người là nhờ sáu căn ấy, nay nếu các căn đều bị trù ếm, tất nhiên phải chết.
Bảy mũi tên linh là bảy cái bắn vào thất tình của Triệu Công Minh.
Thất tình là thương, ghét, mừng, giận, oán,
buồn rầu, mong nhớ.
Lục Yểm là bực tu hành trừ diệt sự vọng động của Thất tình Lục dục, tức là tu theo Tiên đạo.
Triệu Công Minh tuy tài phép giỏi nhưng vì thất tình lục dục hãy còn cho nên phải bị Lục Yểm tiêu diệt, bắt hồn bỏ vào hồ lô.
Vì lẽ đó cho nên Lục Yểm thấy cần phải giết Triệu Công Minh trước đã, rồi hãy phá trận Thập tuyệt sau.
Làm sao giết được hạng Thần Tiên như Triệu Công Minh?
Dù là Tiên Triệt giáo ?
Bởi vì Tiên là bậc luyện khí Âm Dương đã thành tựu, thân thể đồng với Khí làm một, chẳng hề tiêu hoại.
Lục Yểm phải dùng phép ểm của ông ra mới xong.
Phép này gồm có một quyển "thần thơ" gọi là "Đinh đầu thất tiễn thơ", đặt trên bàn hương án, sau hương án có một bù nhìn
bằng rơm tượng trưng cho Triệu Công Minh.
Lục Yểm dạy Khương Thượng cách đọc bùa làm phép, mỗi ngày 3 lần, để thu hút hồn vía Triệu Công Minh.
Đúng 21 ngày, vào giờ Ngọ, Lục Yểm sẽ đến dùng 7 mũi tên bắn vào bù nhìn, Triệu Công Minh ắt chết.
Đinh đầu thất tiễn thơ là quyển - sách linh của Lục Yểm luyện ra, trong có vẽ phù chú. Khương Thượng phải học thuộc các câu chú trong đó. Đinh đầu có nghĩa là đầu cây - đinh.
Thất tiễn là 7 mũi tên nhọn như đầu đinh. Phải hiểu là thứ đinh thần chớ không phải tầm thường.
Nhưng tại sao lại phải 7 mũi tên và 21 ngày ?
Như các bạn đã biết, số 7 tức là bảy thứ tình dục.
Cũng có nghĩa là 7 cái vía. Triệu Công
Minh tuy tu luyện đã thành Tiên nhưng vì cái Tâm hãy còn vọng dộng nên còn 7 cái vía phụ theo làm mạng sống.
Nếu Triệu Công Minh đã thật sự giác ngộ, tiêu trừ mọi dục vọng nơi Tân thức thì 7 cái vía đó không còn nữa, mà chỉ còn có cái Giác Tâm tròn đầy sáng suốt, không ai có thể làm hại được.
Đằng này, vì Công Mình hãy còn động tâm vì chuyện hồng trần, còn sân si nên thất tình còn dấy động, làm mờ ám cái Giác Tâm đi cho nên 7 cái vía hãy còn.
Đã còn 7 cái vía thì Triệu Công Minh nhận lầm chúng nó làm sanh mạng mình, nên bùa chú của Lục Yểm mới tác động có hiệu quả.
Theo lẽ thì Thần Tiên không bao giờ ngủ, vì tinh thần rất mạnh mẽ, khí dục dồi dào, nhưng Khương Thượng làm bùa phép được vài ngày thì Công Minh ngủ gà ngủ gật, mặt mày dã dượi, thần sắc u ám.
Đó là bởi sức mạnh của phù chú đã áp đảo 7 cái vía của Công Minh.
Bởi Công Minh còn 7 vía cho nên Khương Thượng phải làm phép đúng 21 ngày.
Ba lần bảy là 21. Hai mươi mốt ngày là thời gian cần thiết để cho bùa chú gây ảnh hưởng, đánh bại 7 cái vía của Triệu Công Minh.
Thái sư Văn Trọng thấy Công-Minh mất tinh thần, giống như kẻ phàm chớ không phải thần tiên nữa, rất đỗi ngạc nhiên lo sợ, bèn xủ quẻ bói thử, biết ngay là Luc-Yểm dạy Khương-Thượng làm phép trù ếm.
Muốn cứu Triệu-công-Minh, chỉ có mồi 1 cách là ăn cấp quyển sách linh "Đình đầu thất tiễn. Vì hễ mất quyển sách này thì phép ếm của Luc-Yểm mất linh nghiệm.
Dao-Thiếu Tư, một đồng đạo của Triệu công Mình lãnh phần đi ăn cắp quyển sách.
Y thừa lúc Khương-Thượng bất ngờ, đoạt
được quyển sách, nhưng Lục Yểm đã đoán biết trước, sai Dương - Tiễn đón đường giựt lại.
Dương - Tiễn dùng phép "Tiên thiên bí thuật, hốt cát vãi lên, hóa thành doanh trại của Thái sư Văn Trọng.
Dao thiếu Tư bị phép ấy làm cho mê hoặc, tưởng lầm là doanh trại của Văn Trọng thật, bước vào.
Y lại thấy Dương-Tiễn ra Văn-Trọng, trao sách đã cắp cho Dương Tiễn. Thế là công của y thành ra công dã tràng.
Tại sao tác giả truyện Phong Thần không dùng chữ Hậu thiên mà lại dùng Tiên Thiên ? Bởi Tiên Thiên là các thần thức (linh hồn) của con người lúc cha mẹ sanh ra.
Còn Hậu thiên là sau khi đã thọ thai và ra đời, thọ bẩm khí âm dương mà có xác thân.
Dao Thiếu Tư là một bực tu Tiên, tinh thần vững mạnh sáng suốt, nếu làm phép thuộc
về Hậu thiên thì không làm cho mê hoặc được.
Phải dùng phép Tiên thiên thì cái "thần thức" của y mới bị mờ tối.
Ấy là lối dùng chữ có ý thức của tác giả.
Sau khi Khương Thượng đọc chú làm phép đúng 21 ngày thì Lục Yểm tới chỗ bàn trù, mở hồ lô (cái bầu).
[Khi đã thọ bẩm khí âm dương của cha mẹ, phần tinh túy nhất của con người là phần
"Tiên Thiên" tự nhiên bị hình xác ràng buộc, không còn tự do tự tại như lúc chưa có hình xác thì gọi là Hậu Thiên.
Tiên Thiên và Hậu Thiên là danh từ của Nho và Đạo học Trung Hoa.]
lấy ra 3 mũi tên nhỏ. Lúc bấy giờ 7 cái vía của Triệu Công Minh đã bị hoàn toàn áp đảo, không còn đủ sức che chở cho xác thân và cái thần hồn - của y nữa.
Biết là Công Minh đã yếu lắm - rồi Lục Yểm không cần dùng đến 7 mũi tên nữa, mà chỉ
dùng có 3 mũi.
Bắn một phát vào mắt bên trái bù - nhìn, Triệu Công Minh la lên một 2 tiếng, mù mất một mắt. Phát thứ hai, y mù cả hai mắt.
Phát thứ ba trúng vào giữa tim, Triệu Công Mình tắt thở, Hồn lên đài Phong Thần
Tại sao Khương Thượng và Lục Yểm chỉ tấn công bù nhìn bên này mà Công Minh bên kia bị hại? Đó là bởi cái lý: "Tâm chuyển Vật" vậy.
Cái Tâm của Khương Thượng muốn giết Triệu Công Minh là Nhân.
Lục Yểm không chọn người nào khác trong hàng tướng tá Thần Tiên bên dinh nhà Châu mà chỉ chọn Khương Thượng là bởi Khương Thượng vốn có nhân duyên với Triệu Công Minh: Khương Thượng đã từng bị Công Mình đánh cho một phen suýt mất mạng.
Lòng thù hận và ý chí trả thù của Khương
Thượng là một sức mạnh tâm lý có thể giúp cho bùa chú hiệu nghiệm.
Hàng ngày Khương Thượng ngó bù nhìn, tưởng tượng kẻ thù và đọc bùa chú, đó là một cách gây tác động tâm lý, tạo thành sức mạnh.
Ý chí trả thù là cái sức mạnh chánh yếu, làm Nhân Bù nhìn, bùa chú và quyển sách "Đinh đầu thất tiễn" là những trợ duyên. Cũng như cái tâm niệm của người đọc Kinh niệm Phật là Nhân, còn tượng Phật, tiếng chuông mỏ và hương hoa trên bàn
thờ Phật là những trợ duyên để giúp người tu có đủ sức mạnh Tâm lý để kèm cái tâm tán loạn của mình lại vậy.
Nhân và các Trợ Duyên họp lại thành sức mạnh Tâm Lý, suốt 21 ngày như vậy, tất nhiên Triệu Công Minh ở bên kia phải bị ảnh hưởng.
Quý Bạn đã biết rõ sức cảm ứng tâm lý như thế nào, khi mình có lòng tưởng nhớ
một người thân nào đó một cách thắm thiết, tất nhiên người đó cũng cảm ứng mà tưởng nhớ trở lại.
Đó là luật "tâm lý cảm ứng", Do luật nầy mà các nhà Thôi miên giỏi có thể "điều khiển" bằng tư tưởng một người khác ở nơi xa, Đó gọi là "Thần giao cách cảm".
Tây gọi là Télépathie.
www.huyenbi.vn